1. Máy tính bỏ túi Việt Nam
  2. Thi đấu toán với THPT Chuyên Toán ĐHQG HN
Trận trước
#HìnhHọ và tênĐiểmCSPB1B2B3B4B5B6B7
1
6/723'
1
2
1
1
1
1
1
1
1
2
5/724'
1
3
1
1
1
1
1
1
1
1

Tìm

Phòng 139

Câu 1:
Tìm ba chữ số tận cùng của: $1.3.5.7.9....2035$.
Câu 2:

Nguyên cho biết 11 ngày có thể là ngày sinh nhật của mình là:

  • 30/4 (A)
  • 10/5 (B) - 15/5 (C) - 19/5 (D)
  • 17/6 (E) - 18/6 (F)
  • 14/10 (G) - 10/10 (H)
  • 14/11 (I) - 15/11 (K) - 17/11 (L)

Sau đó Nguyên nói cho Thành và Thảo tháng sinh và ngày sinh tương ứng (Thành biết tháng còn Thảo biết ngày).

- Thành nói: Tôi không biết ngày sinh nhật của Nguyên nhưng tôi biết là Thảo cũng không biết.

- Thảo nói: Ban đầu tôi không biết ngày sinh nhật của Nguyên, nhưng bây giờ thì tôi biết rồi.

- Thành nói: Thế bây giờ tôi cũng biết ngày sinh của Nguyên.

Hỏi ngày sinh nhật của Nguyên là ngày nào?

(Nộp các chữ “A”, “B” hoặc “C”… tương ứng với ngày chọn)

Câu 3:

Tính giá trị của biểu thức $2015 - \dfrac{{6 + 2014}}{{{2^2}}} - {2^{12}}$

Hướng dẫn: Khi “Nộp bài” do kết quả là số âm ta sẽ điền đáp số có thêm dấu “-” vào trước số tự nhiên. (Không được có khoảng trống, kí tự chữ hay ký tự đặc biệt)

Câu 4:

Tìm phân số tối giản bằng số thập phân vô hạn tuần hoàn 96,66(363)

Câu 5:

Tính gần đúng giá trị của biểu thức với 4 chữ số ở phần thập phân: $\dfrac{{1 - 2 \sqrt 3 }}{{ \sqrt {2011} }}$

Hướng dẫn: Do kết quả là số âm nên khi “Nộp bài” ta dùng thêm dấu trừ "-" để biểu diễn số âm và dùng phẩy "," hoặc “.” để phân cách phần nguyên và phần thập phân. Làm tròn 4 chữ số thập phân theo nguyên tắc quá bán.

Câu 6:

Gọi [x] là phần nguyên của số thực x. Tính giá trị của biểu thức: $\left[ {\sqrt 1 } \right] + \left[ {\sqrt 2 } \right] + \left[ {\sqrt 3 } \right] + \left[ {\sqrt 4 } \right] + ... + \left[ {\sqrt {2014} } \right]$

Câu 7:

Gọi [x] là phần nguyên của số thực x. Tính giá trị của biểu thức: $\left[ {\sqrt {91} } \right] + \left[ {\sqrt {93} } \right] + \left[ {\sqrt {95} } \right] + \left[ {\sqrt {97} } \right] + ... + \left[ {\sqrt {452497} } \right]$