Tin tức

Phương pháp tính chính xác giá trị biểu thức có thể bạn chưa biết

Nguyễn Phước Thịnh
Bài tương tự:
  1. Cuộc thi giải Toán trên máy tính bỏ túi Quốc gia, lần 16 - năm học 2015 - 2016
  2. Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Quốc gia năm học 2014 - 2015
  3. Kết quả HSG giải toán trên máy tính cầm tay Bà Rịa - Vũng Tàu - 2015 - 2016
  4. Kết quả thi học sinh giỏi giải Toán trên máy tính bỏ túi cấp thị xã Bình Long - Bình Phước 2014 - 2015
  5. Kết quả cuộc thi giải Toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia năm học 2014 - 2015

Qua một số đề thi trên trang web http://maytinhbotui.vn, tôi nhận thấy có một số bạn chưa biết các phương pháp tính chính xác giá trị biểu thức như phép nhân, lũy thừa cơ số lớn,... Vì vậy nên tôi làm bài viết này để giúp cho các bạn biết thêm về nó cũng như các phương pháp tính.

 Tính chính xác biểu thức là một dạng toán khó đối với học sinh THCS, nó thường rất phức tạp và có những bài toán mà số liệu rất lớn nhìn như muốn "hoa mắt". Nhưng nếu bạn biết các phương pháp dưới đây thì có thể bạn sẽ làm những bài toán đó rất dễ dàng. Dạng toán này có rất nhiều dạng khác nhau nhưng ở đây tôi phân ra làm 3 nhóm chính:

   Dạng 1: Tính chính xác tích thừa số lớn với thừa số bé

   Dạng 2: Tính chính xác tích lũy thừa cơ số lớn mũ 2, 3, 4,...

   Dạng 3: Tính chính xác tích thừa số có dạng [Công thức toán học] x [Công thức toán học]

Dạng 1: Tính chính xác tích thừa số lớn với thừa số bé:

  Đây là một dạng toán thường xuất hiện nhiều trên http://maytinhbotui.vn. Thông thường thì ta tách thừa số lớn ra thành nhiều phần nhân với thừa số bé, nhưng nếu thừa số quá lớn thì cách đó sẽ vô cùng phức tạp và rất dễ lẫn lộn nên tôi xin đưa ra phương pháp tổng quát:

   Bước 1: Nhập vào máy biểu thức: C = (AB + C) :R 10000 CALC

   Bước 2: Lưu thừa số bé vào biến A, 4 chữ số tận cùng của thừa số lớn vào biến B, khởi tạo biến nhớ C = 0, bấm = ta được phần dư R chính là 4 chữ số tận cùng của kết quả

   Bước 3: Nháy ==, nhập tiếp 4 chữ số tiếp theo của thừa số lớn vào biến B rồi tiếp tục bấm == để hiện 4 chữ số tiếp theo và cứ làm như thế đến khi nhập hết các chữ số của thừa số lớn

   Dạng 2: Tính chính xác tích lũy thừa cơ số lớn mũ 2, 3, 4,...

   Đối với dạng này ta cần nhớ rằng:

   [Công thức toán học]

   [Công thức toán học]

   Để làm được dạng này ta chỉ cần áp dụng các công thức trên rồi xếp cột dọc tính, nếu thừa số quá lớn thì ta dùng phương pháp tìm các chữ số bị ẩn.

   * Phương pháp tìm các chữ số bị ẩn là gì ?

   Đó là phương pháp tìm các chữ số không thể hiển thị hết được trên máy tính

   Ví dụ: Tính 123456789 x 12345 máy hiển thị là [Công thức toán học] , ta nhấn [Công thức toán học] . Vậy kết quả là 1524074060205. Cách này chỉ áp dụng cho kết quả có 15 chữ số trở xuống, nếu kết quả là một số dưới 23 chữ số thì ta áp dụng quy tắc: k chữ số tận cùng của kết quả là k chữ số tận cùng của các thừa số.

     Dạng 3: Tính chính xác tích thừa số có dạng [Công thức toán học] x [Công thức toán học]

   Bước 1: Tách số ra bộ có 5 chữ số:

   [Công thức toán học]

   Bước 2: Khai triển, tính các tích trên máy:

   [Công thức toán học]

   Bước 3: Xếp thành các cột tính tổng các số hạng:

   [Công thức toán học]

   (m, n là số chữ số của mỗi thừa số)

Một số bài tập thực hành: 

   [Công thức toán học]

Hi vọng rằng các bạn sẽ hiểu thêm về dạng toán này cũng như cách tính toán.


Chuyên mục
Thông tin kỳ thi (2) Kết quả kỳ thi các cấp (3) Hướng dẫn - giới thiệu (3) Có thể bạn chưa biết (5) Quảng cáo - lưu trữ (3)