- Khám phá cách giải một số bài toán hình học giải tích trong mặt phẳng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT
- Bí kíp sử dụng máy tính casio trong giải Toán trắc nghiệm đại học
- Ôn thi Đại học môn Toán - Chuyên đề: Hình học không gian
- Ôn thi Đại học môn Toán - Chuyên đề: Số phức
- Ôn thi Đại học môn Toán - Chuyên đề: Lượng giác
Chương 1: Phương trình và bất phương trình
Bài 1: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
I. Cách giải
1) Phương trình bậc nhất: ax + b = 0, a,b ∈ R.
- Nếu a ≠ 0 thì phương trình có nghiệm duy nhất x = -b/a
- Nếu a = 0, b ≠ 0 thì phương trình vô nghiệm.
- Nếu a = b = 0 thì phương trình nghiệm đúng với mọi x ∈ R.
2) Phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0, a ≠ 0.
- Nếu ∆= b2 – 4ac < 0 phương trình vô nghiệm.
- Nếu ∆ = 0 phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = - b/2a.
- Nếu ∆ > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt x1,2 = (-b ± √Δ)/2a.
II. Định lí Viét và hệ quả về dấu các nghiệm
1) Định lí Viét : Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0, a ≠ 0 có hai nghiệm x1, x2 thì
S = x1 + x2 = -b/a và P = x1 . x2 = c/a.
2) Hệ quả: Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0, a ≠ 0 có hai nghiệm:
Trái dấu ⇔ c/a = 0
Cùng dấu ⇔ ∆ ≥ 0 và c/a > 0, c/a > 0, -b/a > 0
Cùng âm ⇔ ∆ ≥ 0, c/a > 0, -b/a < 0
III. Định lí về dấu của tam thức bậc hai
Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c, a ≠ 0 ta có
1. Định lí thuận:
- Nếu ∆ = b2 – 4ac < 0 thì a.f(x) > 0 với ∀ x.
- Nếu ∆ = 0 thì a.f(x) > 0 với ∀ x ≠ - b/2a.
- Nếu ∆ > 0 khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 < x2 và
a.f(x) > 0 với x ngoài [x1; x2].
a.f(x) < 0 với x1 < x < x2.
2. Định lí đảo: Nếu tồn tại số α sao cho a.f(α) < 0 thì tam thức có hai nghiệm phân biệt và số α nằm trong khoảng hai nghiệm đó: x1 < α < x2.
(Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về tại maytinhbotui.vn để xem.)